Arsenopyrite
毒砂: Đại
Sa
Dẫn Nhập: Thạch Lý Học, hoặc Thạch Lý Trị Liệu, Thạch Học Trị Liệu dịch
từ chữ Lithotherapy, nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ. Lithotherapy phân thành
Litho đến từ chữ ‘λίθος’ [litʰos] có nghĩa là đá, therapy đến từ chữ ‘θεραπεύω’
[tʰɛrapɛuʷɔ] tức là chữa trị, lithotherapy tức là chữa trị bệnh bằng liệu pháp
tiếp xúc với đá ở ngoài da. Lithotherapy là một môn cận khoa học, nó xuất phát
từ nền lý luận huyền học và thần bí học. Mặc dù có nhiều chứng minh về hiệu lực
cũng như khả năng của nó, đã được ứng dụng từ lâu trong y học cổ truyền lẫn y học
hiện đại, nhưng nó vẫn bị bao quanh bởi bức màn bí mật của những điều thần kỳ
giống như nền Đông Y của người Trung Quốc hay Nam Y của người Việt Nam.
Bài khảo cứu này sẽ đặc biệt trình bày về những lý luận căn bản trong Thạch Lý
Học đối với Arsenopyrite, nằm trong chuỗi khảo cứu, viết riêng cho tuần báo
UNESCO.
Giới thiệu về đá: Arsenopyrite được
đặt tên vào năm 1847 bởi Ernst Friedrich Glocker vì thành phần của nó, một sự rút
ngắn của thuật ngữ cổ xưa "pyrite arsenical". Asenopyrite được biết đến
nhiều trước năm 1847 và arsenopyrite, như một cái tên, có thể được coi là một bản
dịch đơn giản của "arsenkies".
Giới thiệu về các
thuyết: Giá trị thạch lý học của Arsenopyrite được trình bày
thành các thuyết cơ bản: thuyết Bản mệnh (Natal Stones), thuyết Quang Lý Học
(Chromotherapy), thuyết Linh Khí (Reiki), thuyết Luân Xa (Chakra), thuyết Vi Lượng
Trị Liệu (Oligotherapy), thuyết Tứ Trụ (Sìzhù), thuyết Hài Hòa Bộ Tám (Law of
Octaves), thuyết Thái Lặc Mã (Thelema), thuyết Chiêm Tinh Học (Astrology), thuyết
Hoa Giáp (Hwangap), thuyết Khí Tiết (Qìjié).
Thuyết
Đông Phương Bản Mệnh (Eastern Natal Stones) có nhiều luận thuyết khác nhau. Theo
phép tính theo năm, Phương Đông dựa trên Can Chi, lập luận dựa trên ngũ hành,
phối màu tạo nên bộ hoa giáp sắc pháp. Từ Giáp Tý là sắc đỏ ban mai, chuyển dần
cho đến Quý Hợi là sắc tím trời khuya, tạo nên hơn 60 màu khác nhau. Theo phép
tính theo tháng, người ta căn cứ vào địa chi của tháng sinh, theo như sau:
Tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tỵ, tháng 5 là
Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10
là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 12 là Sửu, cùng phối hợp với ngũ hành của tháng để
chia màu sắc đá, như sau: Dần Mão thuộc Mộc (ứng dùng đá có tông màu lục, lam,
dương), Tị Ngọ thuộc Hỏa (ứng dùng đá có tông màu cam đỏ hồng), Thân Dậu thuộc
Kim (ứng dùng đá có tông màu trắng, xám, ánh bạc), Tý Hợi thuộc Thủy (ứng dùng
đá có tông màu đen, chàm, tím), Thìn Mùi Tuất Sửu thuộc Thổ (ứng dùng đá có
tông màu vàng, trong, ánh kim). Thuyết về tháng bản mệnh này được dùng nhiều rộng
rãi vì đơn giản, dễ tính ra.
Ở
Việt Nam, cuốn Thạch Đá Trị Liệu của Hồ Thanh Trúc, cuốn Đá Quý Việt Nam của
ts. Hoàng Thế Ngữ, cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý của Ths. Nguyễn Mạnh Linh đều
có nói đến thuyết này. Tuy nhiên, sự phân định màu sắc và ngũ hành không giống
nhau. Ví dụ như Ts Hoàng Thế Ngữ trong cuốn Đá Quý Việt Nam đưa ra Hỏa ứng màu
đỏ, Thủy ứng màu xanh, Thổ ứng màu nâu, Mộc ứng màu lục, Kim ứng màu vàng trắng
đen. Ths. Nguyễn Mạnh Linh trong cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý quy định khác
Hỏa ứng màu đỏ hồng tím, Thủy ứng màu đen sẫm, Thổ ứng vàng nâu, Mộc ứng lam lục,
Kim ứng trắng bạc.
Thuyết
Bản Mệnh phương đông xếp loại đá này vào năm Nhâm Ngọ, thuộc Thủy Cục, về Dương Phần. Thích hợp
cho người nữ/nam, sinh năm Nhâm Ngọ sử dụng. Về tháng bản mệnh, đá này màu trắng,
thuộc về hành Kim, ứng về tháng Thân, Dậu tức tháng 7 và 8.
Thuyết
Tây Phương Bản Mệnh (Western Natal Stones) là thuyết rất cơ bản của Thạch Lý Học
Phương Tây, dựa trên Cung Hoàng Đạo, mười hai cung mỗi cung chủ chế một màu,
tùy vào ngày bản sinh mà màu sắc đậm nhạt khác nhau theo thời gian, từ đó luận
về đá bản sinh (Birthstones) được dùng nhiều trong văn hóa phương tây. Mặc dù vậy,
hầu hết các tài liệu đều xếp tương đối bất đồng, từ thế kỷ 16 trở đi, hầu hết
không được thống nhất. Ở đây, chỉ trích dẫn những quan điểm được công nhận rộng
rãi. Thuyết Bản Mệnh phương tây được định nghĩa theo tháng như sau: tháng một
màu đỏ cam, tháng hai màu tím tươi, tháng ba màu xanh lam, tháng tư màu trắng
trong, tháng năm màu lục đen, tháng sáu màu trắng đục, tháng bảy màu đỏ tươi,
tháng tám màu xanh chuối, tháng chín màu xanh lá, tháng mười màu đen, tháng mười
một màu vàng, tháng mười hai màu chàm. Thuyết Bản Mệnh phương tây được định
nghĩa theo hoàng đạo như sau: Bạch Dương màu xanh đen, Kim Ngưu màu xanh dương
đậm, Song Tử màu trắng trong, Cự Giải màu xanh lá mạ, Sư Tử màu đen, Xử Nữ màu
cam, Thiên Bình màu lục nhạt, Thiên Yết màu lam, Nhân Mã màu vàng, Ma Kết màu đỏ
tươi, Bảo Bình màu đỏ sậm, Song Ngư màu tím. Thuyết bản mệnh Phương Tây được ứng
dụng rộng rãi trong đời sống từ thế kỷ 18, có tương đối nhiều các dị biệt tùy
vào sách.
Ở
Việt Nam, thuyết này cũng được sử dụng khá nhiều, nhưng không hiểu vì sao trong
tất cả các cuốn Thạch Lý Học của Việt Nam, ngoại trừ cuốn Thạch Đá Trị Liệu của
Hồ Thanh Trúc, đều không nhắc đến thuyết này.
Đá
này màu trắng được xếp vào loại đá bản mệnh của tháng sáu, mùa hè và xếp vào đá
bản mệnh của cung Song Tử, thuộc hệ khí. Vì vậy, những ai sinh vào giữa 21
tháng 5 đến 21 tháng 6 hằng năm, hoặc vào tháng 6 thì được xem là có lợi khi
đeo loại đá này.
Thuyết Quang Lý Học
(Chromatherapy) được ra đời rất lâu từ giả kim thuật,
nhưng chính thức định hình đặt tên bởi tiến sĩ Christian Agrapart. Thạch Lý Học
sử dụng lại thuật ngữ này, nhưng không sử dụng liệu pháp ánh sáng như Agrapart
mà lý luận dựa trên màu của loại đá. Nó gồm một phần nghiên cứu về màu sắc
trong y học của Agrapart và một phần nghiên cứu về màu sắc trong tâm lý học.
Màu sắc trong tâm lý học đã được nghiên cứu lâu đời như bảng phân chia màu sắc
và tâm trạng "rose of temperaments" (Temperamenten Rose) của Goethe
và Schiller (1798). Nhưng nghệ thuật này chỉ thăng hoa nhờ nghiên cứu của Carl
Jung khi ghép tính biểu tượng của màu sắc vào tâm lý con người. Từ đó, những
người nghiên cứu sau này sử dụng sự tương ứng màu sắc đó trong viên đá và đặt nền
tảng lý thuyết cho Thạch Lý Học. Dựa vào bảng màu sắc đó, cho phép gợi ý đến
tác động chữa bệnh hoặc lên tinh thần con người.
Ở Việt Nam, thuyết
Quang Lý Học này cũng được sử dụng rộng rãi. Hầu hết các sách đều có đề cập trừ
cuốn Đá Quý Việt Nam của ts. Hoàng Thế Ngữ và cuốn Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy của
ĐĐ. Thích Minh Nghiêm. Trong đó cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý của Ths. Nguyễn
Mạnh Linh có thể coi là chi tiết nhất về thuyết này
Là một trong những
màu đầu tiên được sử dụng trong nghệ thuật. Hang động Lascaux ở Pháp bảo tồn những
bức tranh tường với hình ảnh những chú bò đực và các động vật khác được vẽ bởi
các nghệ sĩ thời kỳ đồ đá cách đây 18000 – 17000 năm. Họ đã sử dụng Calcite và
đá vôi. Đôi khi nó được dùng làm nền, đôi khi thì làm điểm nhấn. Cùng với than
củi, màu đỏ và màu vàng trong những bức tranh làm cho chúng sinh động hơn rất
nhiều. Ở Ai Cập cổ, màu trắng được kết nối với thần Isis. Các nữ tu và thầy
tế của đền thờ Isis chỉ được mặc đồ bằng vải lanh trắng, và nó cũng được sử dụng
để bọc xác ướp. Ở Hy Lạp và các thành phố khác thì màu trắng tượng trưng cho sữa
mẹ. Màu Trắng Trong đại diện cho sự điều hòa và cân bằng. Loại đá này tăng cường
sự trầm tĩnh, cân bằng trong tâm hồn. Nó được tin là có tác dụng thanh lọc,
thanh tẩy tinh thần. Loại đá này dành cho những người bị trầm cảm, áp lực hoặc
nhiều tâm sự. Nó cũng dành chủ yếu cho nhũng người làm việc trí óc như nhân
viên văn phòng, nhân viên kế toán hay các ngành nghề viết lách như nhà văn hay
báo chí.
.
Thuyết Luân Xa
(Chakra) được trình bày trong trào lưu Thời Đại Mới
(New Age) bởi các lãnh tụ Thông Thiên Học như Johann Georg Gichtel, hoặc Yoga
như Swami Sivananda. Vẫn vận dụng chủ yếu là màu sắc của viên đá, được dịch
nghĩa theo hình ảnh các luân xa trong văn hóa Ấn Độ trong Áo Nghĩa Thư. Từ
nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra चक्र mang ý nghĩa là "bánh xe" hay "vòng
tròn", các luân xa được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của
cột sống lên đến đỉnh đầu, liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía
cạnh của nhận thức, đánh dấu bởi một màu sắc nào đó. Chúng thường được hình tượng
hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi luân xa. Các luân xa được
cho là đem lại năng lượng cho cơ thể và có liên quan đến các phản ứng của cơ thể,
tình cảm hay tâm lý của một người, là các điểm chứa năng lượng sống (prana,
cũng được gọi là shakti) lưu chuyển giữa các điểm đó dọc theo các đường chảy (gọi
là nadis). Chức năng của các chakra là xoay tròn để thu hút vào năng lượng sống
từ viên đá để giữ cân bằng cho sức khỏe về tâm linh, tâm lý, tình cảm và sinh
lý của cơ thể.
Ở Việt Nam, thuyết
Luân Xa được biết đến rộng rãi nhất trong số các thuyết về thạch lý học. Tất cả
các sách đều có đề cập đến thuyết này trừ cuốn Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy của ĐĐ.
Thích Minh Nghiêm. Sự nhận định cũng ít nhiều sai khác. Ths. Nguyễn Mạnh Linh
trong cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý quy định Luân xa gốc ứng màu đỏ đen, luân
xa xương cùng ứng màu cam phấn hồng, luân xa thái dương ứng màu vàng, luân xa
tim ứng màu xanh lá, luân xa họng ứng màu xanh lam, luân xa trán ứng màu chàm
tím, luân xa vương miện ứng màu trắng và tím nhạt.
Thường được gọi là
hoa sen nghìn cánh, nó được cho là chakra tinh tinh tế nhất trong hệ thống,
liên quan đến ý thức thuần túy, và từ chakra này phát ra đến những chakra khác.
Khi một yogi (chuyên gia về yoga) có thể nâng kundalini (luồng xà hỏa) của mình
lên năng lượng của ý thức, cho đến cảnh giới đó được gọi là trạng thái của
Nirvikalpa Samādhi (ý thức cá nhân hòa nhập với vũ trụ) là trạng thái của sự
lão luyện. Giai đoạn này được cho là mang lại sự tái sanh hay siddhis (năng lực
siêu nhiên) - quyền năng biến đổi thành thần thánh, và có thể làm bất cứ
điều gì muốn. Trong phối hợp một số các chakra, trên thực tế có rất nhiều
chakra tất cả chúng đều liên kết chặt chẽ với nhau, ở tại đỉnh đầu. Xuất phát từ
Ajna (chakra vùng trán), chúng ta có Manas (tư lương thức) chakra trên
trán nó liên kết chặt chẽ với Ajna. Trên Manas có Bindu Visarga ở phía sau đầu;
Mahanada; Nirvana nằm ở đỉnh đầu.
Guru, và Sahasrara riêng biệt nằm phía trên của đỉnh đầu. Bindu Visarga nằm ở
phía sau đầu, nơi mà nhiều người Bà la môn giữ một bó tóc ở đó. Nó gồm
có một vòng tròn như mặt trăng, trong đó là một tam giác hướng xuống có chứa một
bàn thờ bằng đá quý, với trăng lưỡi liềm phía dưới và chấm tròn ở trên. Bên
trong chấm tròn là một chổ ngồi, gần đó là gurus, ở trên đó là những bước chân
guru. Vị trí này được coi là rất quan trọng trong thực hành mật ngữ Tây Tạng của
tinh thần yoga, nơi mà vị đạo sư hay vị thần thường được hình dung như thấy được
hào quang rên đầu, ban phước lành cho bên dưới (ví dụ trong thiền Vajrasattva).
Thuyết Hoa Giáp dựa trên lý học phương đông, canh theo can chi bản mệnh của
một người theo ngày tháng năm sinh, rồi tính sự xung khắc hay tương hợp trong
ngũ hành. Từ đó đưa ra nguyên tắc vận dụng trong thạch học, nhờ vào ngũ hành
trong khoáng thạch đối chế lại với bản mệnh, nhằm điều hòa bản thân. Thuyết Ngũ
Hành quy định theo thiên can: Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hỏa, Mậu Kỷ
thuộc Thổ, Canh Tân thuộc Kim, Nhâm Quý thuộc Thủy. Thuyết Ngũ Hành quy định
theo địa chi: Dần Mão thuộc Mộc, Ngọ Mùi thuộc Hỏa, Thân Dậu thuộc Kim, Hợi Tý
thuộc Thủy, Thìn Mùi Tuất Sửu thuộc Thổ. Từ thiên can, địa chi, quy định nên phối
hành của bản mệnh: Mậu Thìn thuộc về Thổ phối Thổ,… Khoáng thạch được phân theo
ngũ hành dựa trên màu sắc và hình dạng. Thuyết Ngũ Hành quy định màu sắc: Lục và
Lam thuộc Mộc, Đỏ và Cam thuộc Hỏa, Vàng và Trong thuộc Thổ, Trắng và Xám thuộc
Kim, Đen và Tím thuộc Thủy. Thuyết Ngũ Hành quy định theo thể dạng: trụ và dài
thuộc Mộc, nhọn và góc thuộc Hỏa, vuông và cân thuộc Thổ, cong và tròn thuộc
Kim, uốn và lượn thuộc Thủy. Từ đó suy ra được phối hành của khoáng thạch: ví dụ
Huyền Thiết Thạch (Hematite) đen có thể dạng khối tròn (Botryoidal) được xem là
Thủy phối Kim. Thuyết Ngũ Hành quy định tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa
sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Thuyết Ngũ Hành quy định
tương khắc như sau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim,
Kim khắc Mộc. Dựa vào tương sinh tương khắc của Ngũ Hành để khắc chế hay phù trợ
cho bản mệnh thông qua việc đeo những khoáng thạch khác nhau trên cơ thể.
Ở Việt Nam, thuyết
Hoa Giáp (Ngũ Hành Can Chi) được trình bày trong hầu hết các sách về Thạch Lý Học,
nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở lý luận về màu sắc theo ngũ hành. Cá biệt có cuốn
Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy của ĐĐ. Thích Minh Nghiêm là có nhắc đến thuyết này ứng
dụng lý luận lên hình dạng của tinh thể, tuy nhiên không có khai triển đầy đủ.
Thuyết này các phái đạo gia phong thủy khai thác và phát triển rất hoàn chỉnh,
được trình bày tóm tắt như bên trên đây.
Thuyết Ngũ Hành Can Chi cho rằng
Arsenopyrite thuộc về Kim (trắng ánh kim) phối Hỏa (nhọn mảnh), tức Kim Cục. Do
đó, Arsenopyrite giúp khắc chế các bản mệnh Thủy-Thổ như Nhâm Thìn, Nhâm Tuất,
Quý Mùi, Quý Sửu, Mậu Tý, Kỷ Hợi, vì vậy, những bản mệnh trên có lợi khi đeo loại
ngọc này. Arsenopyrite cũng phù trợ cho các bản mệnh thuộc Kim (Kim sinh Thủy),
gồm có mệnh thuộc Kim-Thủy và thuần Thủy: Canh Tý, Tân Hợi, Nhâm Thân, Quý Dậu,
Nhâm Tý Quý Hợi, các bản mệnh này có lợi khi tiếp xúc với loại ngọc này
Ở Việt Nam, thuyết
Khí Tiết được trình bày tương đối cụ thể trong cuốn Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy của
ĐĐ. Thích Minh Nghiêm. Các cuốn Thạch Lý Học khác hầu như không nhắc đến thuyết
này.
Thuyết Khí Tiết nói,
người có mệnh cục Kim (sinh vào ngày Canh-Tân, Thân-Dậu) gặp vào những ngày thuộc
hành Hỏa (như các ngày Bính-Đinh, Tỵ-Ngọ) thì, bởi Kim khắc Hỏa, nên đại tràng,
phổi dễ sinh bệnh, biểu hiện ở hay ho, đọng đàm, đau ruột, bệnh trĩ, tim đập
nhanh, dễ hoảng sợ, lo lắng, mắc bệnh lao. Biểu hiện ra ngoài là da khô, mũi đỏ
sưng, lưng mụn nhọt ung mủ, da đốm tụ huyết. Sách mệnh lý nói: Kim nhược tại Hỏa
Vượng, tất có bệnh về máu huyết. Muốn khắc chế, phải lấy Thổ giải độc,
Arsenopyritethuộc Thổ, có tác dụng tốt với thể trạng người Kim cục (Thổ sinh
Kim), đề phòng cho những ngày Hỏa thịnh (Bính-Đinh, Tỵ-Ngọ) hay tháng hành Hỏa
như tháng tư và tháng năm. Người đeo đá Arsenopyrite, có thể dùng Thổ khắc chế
được Hỏa hại.
Ở Việt Nam, thuyết Tứ
Trụ được sử dụng cực kỳ nhiều, tất cả các sách Thạch Lý Học tại Việt Nam đều có
dẫn xuất như cuốn Đá Quý Việt Nam của ts. Hoàng Thế Ngữ và cuốn Sổ Tay Đá Quý
Phong Thủy của ĐĐ. Thích Minh Nghiêm, cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý của Ths.
Nguyễn Mạnh Linh , cuốn Thạch Đá Trị Liệu của Hồ Thanh Trúc. Tuy nhiên, có khá
nhiều sai biệt giữa các sách với nhau về cách tính, điều này cũng dễ hiểu vì đây
là ứng dụng tùy thuộc vào cách luận Tứ Trụ. Ở đây chỉ giữ lại một thuyết để thống
nhất là sử dụng sách của ĐĐ. Thích Minh Nghiêm.
Theo thuyết Can Chi Tứ Trụ, đá
thuộc mệnh Kim rất hạp với mệnh Hỏa sinh vào mùa xuân, Mộc là ấn tinh, càng nhiều
thì Hỏa càng vượng, phối hợp Mộc đến phù trì, phần lớn là thân mạnh; nhưng nếu
Mộc Hỏa quá vượng là cách cục chuyên vượng, thần hỷ kỵ và thân mạnh tương phản.
Chỉ riêng Hỏa sinh mùa xuân có thân mạnh gặp Kim, con đường công danh và tình
duyên như ý, mọi sự hanh thông. Đá ngọc thuộc mệnh Kim cũng rất hạp với mệnh Thổ
sinh mùa xuân. Mùa xuân thì Mộc tư lệnh đương quyền, Thổ ở chỗ tử tuyệt, hư phù
không có lực, ưa Hỏa đến sinh trợ, kỵ Mộc đến khắc. Nếu có Kim đến khắc Mộc có
thể được cát tường như ý. Nhưng Kim quá vượng thịnh sẽ là hoa tiết nguyên khí của
Thổ. Đá ngọc thuộc mệnh Kim rất hạp với mệnh Thổ sinh mùa hạ. Mùa hạ, bởi vì Hỏa
khí oi nóng, Thổ khô nên cần có Thủy điều hậu để giảm bớt khí Hỏa nóng, kỵ nhất
lại gặp Hỏa thịnh vượng, Thổ sẽ bị đốt cháy, không có sức sống. Kim nhiều mà thịnh
vượng, Kim có thể sinh trợ Thủy, có thể được cả vợ và của cải. Đá ngọc thuộc mệnh
Kim rất cũng hạp với mệnh Thủy sinh mùa hạ. Thủy mùa hạ do Hỏa khí quá oi nóng
nên rất nhanh khô, vì vậy cần nhất có Thủy, tức là Tỷ kiên phù trì, Kim cũng có
thể sinh trợ Thủy.
Thuyết Vi Lượng Trị
Liệu (Oligotherapy) đề xuất bởi bác sĩ
Jacques Ménétrier và Gabriel Bertrand, vào giữa thế kỷ 20. Những người thực
hành Thạch Lý Học áp dụng lý thuyết này trong việc trị liệu thông qua cơ sở giống
như Thuyết Vi Lượng Đồng Căn (Homeopathy) của Samuel Hahnemann. Christian
Friedrich Samuel Hahnemann (1755-1843), một nhà vật lý học, hóa học và y học
người Đức, đã đưa ra một lý thuyết liên quan đến sự quan hệ yếu tố trong chứng
và chất của cơ thể người, sau này phát triển thành hệ thống Vi Lượng Đồng Căn.
Mỗi vi lượng trong đá được cho là sẽ tác động đến vi lượng tương ứng trong cơ
thể người, và nhờ đó bộ phận chứa vi lượng đó được chữa khỏi. Mỗi viên đá, bằng
vi lượng chứa trong nó, được tin là sẽ tác động lên phần sinh lý cơ thể, giúp gợi
ý cho việc chữa bệnh hoặc tác động lên tinh thần.
Ở Việt Nam, thuyết
Vi Lượng được nhắc đến duy nhất trong cuốn Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý của Ths.
Nguyễn Mạnh Linh, nhưng khá sơ khai, vì cho rằng đây là thuyết phức tạp, chuyên
sâu. Các cuốn khác, hầu như không hề biết gì về thuyết này.
Công thức hóa học của
Arsenopyrite là: FeAsS. Trong đó, Nguyên tố Arsenic (As) số hiệu nguyên tử là
33, tỉ trọng cơ thể là 260×10-7, khối lượng trung bình 0.000007kg, tỷ lệ nguyên
tố là 8.90E-08% trong cơ thể. Hỗ trợ các phản ứng trong cơ thể. Điều hòa hoạt động
tương tác với các vitamin. Nguyên tố Iron (Fe) chỉ số nguyên tử là 26, trong cơ
thể người đạt tỉ trọng là 60*10-4, khối lượng trung bình 0.0042kg chiếm tỷ lệ
0.00067%. Tác động vừa tích cực cho sức khỏe do sắt là nguyên tố chủ đạo trong
máu (Hemoglobin, Cytochromes) và vài loại hóc-môn trong cơ thể. Tác dụng lên hệ
tuần hoàn, máu huyết. Được coi là có tác dụng tốt trong việc cầm máu, chữa các
chứng xuất huyết, và các chứng liên quan đến máu. Nguyên tố Sulfur (S) có
nguyên tử khối là 16, tỉ trọng cơ thể là 0.25, khối lượng trung bình 0.14kg, tỷ
lệ nguyên tố là 0.038% trong không khí. Tác động tích cực cho sức khỏe do lưu
huỳnh là thành phần chủ yếu của cơ bắp của sinh vật. Lưu huỳnh cũng cấu thành
nên nhiều chất hóc môn trong cơ thể như Cysteine, Methionine, Biotin,
Thiamine.Tác dụng lên cơ bắp, hỗ trợ khả năng vận động, cử động. Được cho là có
tác dụng hỗ trợ điều trị thương tích ở cơ và phục hồi cơ.
Thuyết Hài Hòa Bộ
Tám (Law of Octaves) của Newlands ứng dụng
trong giả kim thuật, cho phép tính toán sự liên hệ của khoáng chất trong đá và
chiêm tinh,từ đó suy dẫn đến các ứng dụng của đá lên cơ thể con người. Vào năm
1864, John Alexander Reina Newlands (1837-1898), nhà hóa học người Anh,
tìm ra quy luật bát bội: Mỗi nguyên tố hóa học đều thể hiện tính chất tương tự
như nguyên tố thứ 8 khi xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần.
Điều này kích thích các nhà huyền học giả kim thuật vì giả kim từ lâu không thể
tạo ra bất kỳ quy luật nào tương xứng phù hợp với khoa học hiện đại. Quy luật số
8 ứng với tám hành tinh (gồm cả trái đất) mà nền tảng của nó đã có từ lâu, và
còn tương ứng nhiều hình thức tâm linh huyền học khác liên đới với con số 8 như
Geomancy (bói đất). Từ đó người ta (mà nổi tiếng nhất là nhà huyền học George
Ivanovich Gurdjieff, người cực kỳ yêu quý thuyết Law of Octaves) xây dựng nên hệ
tính để tìm ra nguyên tố chủ đạo và hành tinh chủ đạo trong một viên đá. Từ đó,
dẫn suy ra những đặc tính chữa bệnh hoặc tác động lên tinh thần.
Việt Nam, thuyết Hài
Hòa Bộ Tám hầu như chưa bao giờ được nhắc đến trong tất cả các sách về Thạch Lý
Học, nhưng có một vài trang mạng của các học giả Việt ở Hải Ngoại có hướng dẫn
về thuyết này.
Thuyết Hài Hòa Bộ
Tám (Law of Octaves) cho rằng loại đá này mang yếu tố kim tinh với
nguyên tố chủ đạo là nguyên tố Nước, vì vậy tác động lên vùng thắt lưng, các
tĩnh mạch, âm đạo, cổ họng, bả vai và thận, eo. Có tác dụng hỗ trợ trị liệu cho
các bệnh liên quan đến các bệnh liên quan sản khoa, và sự sinh sản, (sẩy thai,
đẻ sớm...) các thương tích liên quan xương sống và hông, liệt nửa người. Mặt
khác, nó còn làm tăng cường tình cảm và cảm xúc, đặc biệt là sự cảm nhận vẻ đẹp,
cảm xúc của phụ nữ, nữ tính, hài hòa, đồng cảm, thân thiện, tình dục nữ,... Nhấn
mạnh yếu tố cảm xúc. Về mặt tinh thần, loại đá này được cho là trấn giữ các mối
quan hệ của nhà chiêm tinh thứ 5 và 12: hậu duệ (nhà Nati) và tù đày (nhà
Carcer). Dành hỗ trợ cho những người có mối quan hệ với con cái không được như
ý để cải thiện tình hình của mối quan hệ. Hàn gắng các rạng vỡ của mối quan hệ.
Và hỗ trợ các mối quan hệ liên quan đến luật pháp, cai trị. Thuyết của Dante
Alighieri, cho rằng yếu tố kim tinh bảo trợ về ngôn ngữ và văn chương nói chung
(Dante Alighieri). Dành cho những người làm trong lĩnh vực liên quan đến các
ngành ngôn ngữ và văn chương như giáo viên, nhà thơ, nhà văn, biên kịch, thư
ký, nhà nghiên cứu, thủ thư...
Thuyết Thái Lặc Mã
(Thelema) đề xuất bởi nhà huyền học Aleser Crowley,
đầu thế kỷ 20, mặc dù bản thệ thống của nó, được thừa hưởng thừ Hội Kín Kim
Bình Minh ra đời vào thế kỷ 19. Hệ thống Thelema được ứng dụng trong Thạch Lý Học
thông qua mối liên hệ với Sinh Thụ (Tree of Life), một lý thuyết của người Do
Thái ra đời cùng thời với Kinh Cựu Ước. Hệ thống dựa trên các sách tương ứng do
sự đóng góp của nhiều nhà huyền học khác nhau: McGregors Mathers, Paul Foster
Case… đặc biệt được tổng hợp trong cuốn Kinh Liber 777.
Ở Việt Nam, thuyết
Thelema hầu như chưa bao giờ được nhắc đến trong tất cả các sách về Thạch Lý Học
đã xuất bản. Tuy nhiên, rất nhiều tài liệu về huyền học phương tây do những du
học sinh tại Hải Ngoại được đăng trên các trang mạng, sử dụng hệ thống này của
Thelema.
Thuyết Thelema cho rằng
Arsenopyrite
Theo thuyết này thì Arsenopyrite thuộc Keter hay còn được gọi là Kether, là
một trong những nút Sephirot quan trọng nhất của Cây Sự Sống. Nó được hiểu
như “Vương Miện”; có bậc và vị trí cao
nhất các Sephirot. Nó nằm giữa Chokmah với Binah (với Chokmah bên phải và Binah
bên trái) và nằm bên trên Tiphereth. Từ nó có 3 đường dẫn đến 3 Sephirot khác
là Chokmah, Tephereth và Binah. Keter rất tuyệt vời, nó được gọi là Zohar – “Thứ
bí ẩn nhất trong các thứ bí ẩn” và con người không thể nào hiểu được nó. Nó thường
được miêu tả là sự độ lượng vô biên. Rabbi Moshe Cordovero miêu tả nó như là 13
thuộc tính siêu vượt của đạo đức. Theo Bahir: “Mười điều răng là gì? Điều đầu
tiên là vương miện tối cao, cái được ban phước trong tên Ngài và con dân Ngài”.
Sephirah đầu tiên được gọi là Crown – Vương miện, kể từ đó vương miện được đội
trên đầu. Nó đại diện cho Vương quyền, thứ mà vượt qua cả khả năng của sự thấu
hiểu tâm trí. Các Sephirot khác được ví như các bộ phận trên cơ thể, nó bắt
đầu từ trên đỉnh và đi xuống các nút khác thông qua đường dẫn là các hành động.
Vương miện của một vị vua nằm trên đỉnh đầu và kết nối với khái niệm “chế độ
quân chủ”, nó mang tính trừu tượng và vô hình, biểu thị cho sự hiện diện và quyền
lực của nhà vua. Thông qua thảo luận trong một dòng của Michah, 13 thuộc tính liên kết với
Keter Sephirah:
“Ai là đức Chúa trời như Ngài, là Đấng tha thứ tội lỗi, cứu rỗi cho loài
người? Ngài không giữ sự giận dữ của Người mãi mãi, Ngài mang đến sự vui vẻ,
lòng thương xót cho chúng ta. Ngài sẽ mang tội lỗi của chúng ta đổ xuống đáy biển.
Hãy tỏ lòng thành kính với Ya’akov, lòng tử tế với Avraham, điều mà Đấng đã thệ
ước với tổ phụ chúng ta từ những ngày xa xưa”. Trong Mystical Qabalah Dion
Fortune mô tả Keter như một ý thức thuần túy, vượt khỏi mọi sự phân loại, vượt
thời gian, một điểm nằm ngoài Ein Soph, và bắt đầu cho quá trình kết thúc ở
Malkuth.
Thuyết Reiki (Linh
Khí), dựa trên sự kết hợp của hệ thống Kinh Lạc
trong Y Thuật Trung Hoa, hệ thống Luân Xa trong Y Thuật Ấn Độ và thuyết Ngũ
Hành trong thạch học, dùng trong xoa bóp, ấn huyệt, được đề xuất bởi Mikao Usui
năm 1922. Nếu hệ thống luân xa thật sự ít khi được áp dụng trong Reiki thực
hành, hệ thống Kinh Lạc lại được sử dụng trong ấn huyệt rất rộng rãi. Kinh lạc
là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh
của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới
trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân. Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch
và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi,
tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung
mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức
đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu
mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai
mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính. Bệnh tật đều do sự vận hành bế
tắc của khí luân chuyển trong 12 kinh mạch này, nếu được khơi thông, ắt sẽ hết
bệnh tật. Y Tông Tâm Lĩnh bàn về Kinh Lạc nói, mười hai kinh lạc, có Thủ thái
âm phế kinh (手太阴肺经) thuộc về hành Kim, Thủ thiếu
âm tâm kinh ( 手少阴心经) thuộc về hành Hỏa, Thủ
quyết âm tâm bào kinh (手厥阴心包经) thuộc về hành Hỏa, Thủ
thiếu dương tam tiêu kinh (手少阳三焦经) thuộc về hành Hỏa,
Thủ thái dương tiểu tràng kinh (手太阳小肠经) thuộc về hành Hỏa, Thủ
dương minh đại tràng kinh (手阳明大肠经) thuộc về hành Kim), Túc
thái âm tỳ kinh (足太阴脾经) thuộc về hành Thổ, Túc
thiếu âm thận kinh (足少阴肾经) thuộc về hành Thủy, Túc
quyết âm can kinh (足厥阴肝经) thuộc về hành Mộc, Túc
thiếu dương đảm kinh (足少阳胆经) thuộc về hành Mộc, Túc
thái dương bàng quang kinh (足太阳膀胱经) thuộc về hành Thủy, Túc
dương minh vị kinh (足阳明胃经) thuộc về hành Thổ. Mỗi mạch
lại ứng những bệnh lý khác nhau. Cách sử dụng truyền thống là dùng đá phù hợp
làm thành cây ấn huyệt để trị liệu khơi thông kinh mạch, giống với châm cứu. Cụ
thể: Lục và Lam thuộc Mộc, Đỏ và Cam thuộc Hỏa, Vàng và Trong thuộc Thổ, Trắng
và Xám thuộc Kim, Đen và Tím thuộc Thủy.
Ở Việt Nam, hầu như
không có tài liệu về môn này hoặc tài liệu về Reiki từng được xuất bản, tuy
nhiên, nhiều học giả cho biết đã từng có sách về môn này xuất bản trước 1975 mà
chúng tôi chưa có dịp khảo cứu được .
Đá Arsenopyrite trong hành Kim
và thuộc vào Kinh Thủ Thái Âm Phế, Kinh Thủ Dương Minh Đại Tràng.
Kinh Thủ Thái Âm Phế liên quan
đến các triệu chứng hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì hai tay bắt chéo ôm ngực,
mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau, ngực phổi đầy tức, ho, suyễn,
khó thở, khát, tiểu rắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan tay nóng, nếu cảm phong
hàn có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi, sốt, bệnh ở phổi, ngực, họng, khí
huyết ứ trệ, tiểu ít khó, có tác dụng hành khí hoạt huyết, lợi tiểu. Ví dụ như
huyệt Khồng Tối (Huyệt khích) liên quan đến ho hen, ho ra máu, viêm họng, mất
tiếng, đau do viêm quanh khớp vai, đau cánh tay, không co duỗi được cánh tay. Liệt
Khuyết (Huyệt lạc nối với kinh Dương minh ở tay. Huyệt Giao hội của mạch Nhâm với
kinh Phế) liên quan đến sưng cổ tay, đau cẳng tay, ho, đau ngực, tiểu vàng, tiểu
nhiều lần, tiểu khó, đau họng,các bệnh ở cổ gáy. Kinh Cừ (Huyệt kinh thuộc Kim)
liên quan đến sưng, đau cổ tay, ho, đau họng, đau ngực, sốt không ra mồ hôi. Ví
dụ như huyệt Thái Uyên (Huyệt Du thuộc Thổ, Huyệt Nguyên, Huyệt Hội của mạch)
liên quan đến đau cổ tay, đau phía trước ngoài cẳng tay, cánh tay, đau vai có
kèm theo đau ngực. Ho ra máu,hen suyễn, ho gà, đau sưng họng. Ngư Tế (Huyệt
Huỳnh thuộc Hỏa) liên quan đến đau bàn tay, nóng bàn tay, ho, ho ra máu, sốt,
đau đầu, đau sưng họng. Thiếu Thương (Huyệt Tỉnh thuộc Mộc) liên quan đến đau
ngón tay, ngón tay co rút, ho, khí nghịch, trúng phong, hôn mê, sốt cao, co giật,
đau họng, sưng hàm, sưng lưỡi, chảy máu mũi.
Kinh Thủ Dương Minh Đại Tràng liên quan đến các triệu chứng cổ sưng, răng hàm dưới, vai, cẳng tay đau; ngón trỏ, cái khó vận động. Nếu tà khí ở kinh thịnh, có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy, sợ lạnh ở chỗ đường kinh đi qua, mắt vàng, mồm khô, đau họng, chảy máu mũi, bụng đau, sôi bụng. Nếu hàn: tiêu chảy. Nếu nhiệt: tiêu nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh, sốt cao có thể phát cuồng. Ở đầu, mặt, tai, mắt, mũi, răng, họng, ruột và sốt. Ví dụ như các huyệt Ôn Lưu (Huyệt Khích) liên quan đến đau cẳng tay, đau cánh tay, đau vai, đau họng, sưng mặt, đau lưỡi, đau họng cấp. Hạ Liêm đau cẳng tay, khủy tay, đau bụng. Thượng Liêm đau tê cẳng tay, đau tê cánh tay, bại liệt chi trên, đau nhức vai và cổ, sôi bụng, đau bụng. Thủ Tam Lý đau vùng khuỷu tay, bại liệt chi trên, đau nhức cổ vai, đau bụng, nôn mữa. Khúc Trì (Huyệt Hợp thuộc Thổ) đau sưng khuỷu tay, tay không có sức, liệt chi trên, đau nhức chi trên, viêm họng, sốt, nổi mẩn, dị ứng, mụn nhọt, chàm. Ví dụ như các huyệt Thiên Đỉnh liên quan đến hầu họng sưng đau, khản tiếng, ăn nghẹn, lao hạch. Phù Đột họng sưng đau, khản tiếng, ăn nghẹn, lao hạch, ho, hen suyễn. Hòa Liêu chảy máu mũi, ngạt mũi, méo mồm. Nghênh Hương (Huyệt Hội của các kinh Dương minh ở tay và ở chân) ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy máu mũi, liệt mặt.
Thuyết Bát Quái Kinh
Dịch (Iching Therapy), mặc dù được lấy từ lý
thuyết của châu Á, nhưng việc áp dụng nó vào thạch lý học thì lại do các nhà
huyền học Nga, gần gũi với lý thuyết Thông Thiên Học, ra đời vào những năm
1980. Ở Việt Nam, thuyết này ít được phát triển, đại diện chỉ có Ts Hoàng Thế
Ngữ, Chủ Tịch Hội Đá Quý Việt Nam, tốt nghiệp tại Nga, dùng trong cuốn Đá Quý
Việt Nam, nhưng chỉ dùng cấu trúc hình thái tinh hệ để luận. Cuốn Thạch Đá Trị
Liệu của Hồ Thanh Trúc, tuy có dẫn ra phép Bát Quái, nhưng lại chỉ dựa trên màu
sắc của Ngũ Hành để luận. Cả hai đều rất sơ khai. Dựa vào hình thái tinh hệ của
tinh thể gồm tám loại, được phân định thành tám quái thuộc nội quái trong kinh
dịch. Cụ thể theo Thông Thiên Học: Lập Phương (cubic) ứng Càn , Tứ Phương
(tetragonal) ứng Chấn, Tam Phương (rhombohedral) ứng Ly, Lục Phương
(hexagonal) ứng Đoài, Tam Tà (triclinic) ứng Cấn, Đơn Tà (monoclinic) ứng Khảm,
Chánh Giao (orthorhombic) ứng Tốn, Phi Tinh (noncrystallinic) ứng Khôn. Ts
Hoàng Thế Ngữ (sách đã dẫn) tương ứng khác: Lập Phương ứng Càn, Tam Tà ứng
Đoài, Chánh Giao ứng Chấn, Đơn Tà ứng Cấn, Tam Phương-Tứ Phương-Lục Phương ứng
Khôn, Phi Tinh-Ẩn Tinh ứng Ly Tốn Khảm. Ở đây chỉ trình bày thuyết của Thông
Thiên Học. Dựa vào màu sắc của tinh thể gồm tám màu, ứng với tám quái thuộc ngoại
quái trong kinh dịch. Có ba thuyết chính, đều nêu ra ở đây. Cụ thể thuyết thứ
nhất được trình bày trong I-ching: Binary Numbers, Astrology, And Chakras, dựa
trên thứ tự sinh khởi bát quái: Càn ứng trắng, đoài ứng tím, Ly ứng lam, Chấn ứng
lục, Tốn ứng vàng, Khảm ứng cam, Cấn ứng đỏ, Khôn ứng đen. Thuyết thứ hai do
D.H. Van den Berghe đề xuất dựa trên ngũ hành ứng bát quái cho rằng: Càn ứng
dương, Khảm ứng đen, Cấn ứng tím, Chấn ứng lục, Tốn ứng cam, Ly ứng đỏ, Đoài ứng
lam, Khôn ứng vàng. Thuyết thứ ba do Adam Apolo đề xuất dựa trên nghĩa của
quái: Càn ứng trắng, Khôn ứng đen, Ly ứng đỏ, Khảm ứng lam, Cấn ứng lục, Đoài ứng
cam, Tốn ứng vàng, Chấn ứng tím. Ở đây chỉ trình bày dựa trên thuyết thứ
nhất. Từ nội quái và ngoại quái tương ứng với hình dạng và màu sắc của tinh thể,
từ đó tính ra được quái trong 64 quái kinh dịch. Mỗi quái kinh dịch lại ứng một
bộ phận cơ thể theo y lý trong kinh dịch, phân thành 64 phần cơ thể.
Ở Việt Nam, thuyết
này ít được phát triển, đại diện chỉ có Ts Hoàng Thế Ngữ, Chủ Tịch Hội Đá Quý
Việt Nam, tốt nghiệp tại Nga, dùng trong cuốn Đá Quý Việt Nam, nhưng chỉ dùng cấu
trúc hình thái tinh hệ để luận. Cuốn Thạch Đá Trị Liệu của Hồ Thanh Trúc, tuy có
dẫn ra phép Bát Quái, nhưng lại chỉ dựa trên màu sắc của Ngũ Hành để luận. Cả
hai đều rất sơ khai.
Theo thuyết Bát Quái
Kinh Dịch, đá Arsenopyrite có màu trắng ánh kim tương ứng quẻ ngoại quái Càn,
có tinh hệ Đơn Tà tương ứng quẻ nội quái Khảm, ghép lại chính là quẻ quái số 6:
quẻ Thiên Thủy Tụng. Quái 6 ứng với vị trí cằm trên cơ thể. Vì vậy, loại đá này
được cho là có lợi cho các bệnh liên quan đến vị trí đầu như cao huyết
áp, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não,... Quẻ Thiên Thủy Tụng có nghĩa: Tụng là tranh kiện. Trên Kiền
dưới Khảm, Kiền cứng Khảm hiểm, người trên dùng sự cứng để chê kẻ dưới, kẻ dưới
dùng sự hiểm để nhòm người trên, lại là mình hiểm mà nó mạnh, đều là đạo kiện.
Quẻ này hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng, lại là thêm lo. Vả, theo
quái biến, nó tự quẻ Độn mà hại, tức là kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhằm vào giữa
thể dưới, có tượng có sự thật bị lấp, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải; hào Chín
Trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc kiện đến cùng! Hào Chín
Năm cứng mạnh, trung chính ở ngôi tôn, có tượng người lớn; lấy tư cách Dương
cương cưỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về
sự sang sông lớn, cho nên mới răn kẻ xem ắt có sự tranh biện và tuỳ theo chỗ của
họ ở mà thành ra lành hay dữ, người đeo đá này sẽ được các lợi ích như vậy.
Thuyết Phật Giáo Mật
Tông là phái phật giáo duy nhất có ứng dụng
trong Thạch Lý Học. Lý thuyết dựa trên hình ảnh của Ngũ Trí Như Lai và Tử Thư.
Ngũ Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phương phật, hay còn được
gọi Ngũ Thiền Định Phật; là tên gọi chỉ năm vị Phật trong Mật Tông, lấy Đại Nhật
Như Lai làm chủ tôn, có sự khu biệt giữa Ngũ Phật giới Kim Cương và Ngũ Phật giới
Thai Tạng. Năm đức Phật này đại diện cho 5 phẩm chất của con người và tạo ra sự
tuyệt mỹ và hay nhất để phá bỏ những sai trái trong 5 phẩm chất đó. Mỗi đức Phật
là một con đường tuyệt diệu để đi đến cảnh giới Niết Bàn và Vô sanh. Tu theo những
vị đó sẽ mau chóng vào được cung điện Niết Bàn. Ngũ trí Như Lai là 5 vị Phật tối
cao của Phật giáo Tây Tạng. Năm vị phật này đại diện bởi năm màu, gọi là Ngũ Sắc
Trí (pancha-varna): Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairochana) đại diện bởi màu trắng và
tím, A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya) đại diện bởi màu lam và đen, Bảo Sanh Như Lai
(Ratnasambhava) đại diện bởi màu vàng và cam, A Di Đà Như Lai (Amitabha) đại diện
bởi màu đỏ và hồng, Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) đại diện bởi màu
lục. Nitin Kumar căn cứ vào kinh điển Chandamaharosana Tantra dẫn ra những
quy tắc sử dụng màu săc trong mật tông, đáng chú ý cho rằng: màu lam đại diện
cho phẫn nộ tướng ứng vị trí tai, màu vàng đại diện cho sinh dưỡng tướng ứng vị
trí mũi, màu đỏ đại diện cho vô úy tướng ứng miệng, màu lục đại diện cho uy đức
tướng ứng vị trí đầu. Trong Tử Thư Tây Tạng cũng tuyên về màu sắc tương ứng lục
đạo: ánh sáng trắng là của cõi trời, ánh sáng đỏ là của cõi Atula, ánh sáng lam
là của cõi người, ánh sáng lục là của cõi súc sanh, ánh sáng vàng là của cõi quỷ
đói, ánh sáng xám là của cõi địa ngục.
Ở Việt Nam, thuyết
này hầu như chưa bao giờ được nhắc đến trong các sách Thạch Lý Học đã xuất bản.
Tuy nhiên một số kinh sách về ngũ sắc trí đã được dịch và xuất bản những năm gần
đây như Đại Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe Trong Bardo của Guru Rinpoche, Những
Giáo Pháp Bí Mật Của Tử Thư Tây Tạng của Detlef Ingo Lauf.
Đá Arsenopyrite có
màu trắng, là bổn sắc của Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairochana). Ngài là sự chuyển
hóa của vô minh thành trí huệ. Màu trắng đại diện cho thanh tịnh tướng ứng với
mắt. Đeo Arsenopyrite sẽ được Tỳ Lô Giá Na Như Lai Phật hộ trì, hỗ trợ về mắt
và sự tinh anh. Vì đây cũng là màu của cõi trời, đá Arsenopyrite được coi là
bùa hộ về sắc dục, giúp thoát khỏi các nguy hiểm về sắc dục. Tử Thư nói về màu
trắng như sau: Phật Tỳ Lô Giá Na hiện thân ở dạng có bốn mặt cùng lúc nhận
biết tất cả các phương hướng. Ngài có màu trắng bởi vì sự nhận biết đó không cần
sự pha màu nào cả, đích thị là màu chánh gốc, màu trắng. Ngài đang cầm một bánh
xe có tám nan hoa, nó thể hiện sự vượt lên trên mọi nhận thức về phương hướng
và thời gian. Toàn bộ sự biểu tượng hóa Ngài Phật Tỳ Lô Giá Na thể hiện khái niệm
của cái thấy không gian toàn cảnh cùng khắp; cả hai: trung tâm và chu vi đều có
khắp nơi. Đó là sự mở toang trọn vẹn của thức, siêu việt khỏi thức uẩn. Vượt
lên trên sắc uẩn là những tia sáng có hình như cái gương, màu trắng, lấp lánh,
rõ từng chi tiết, chiếu ra từ tim của Phật Kim Cương Tát Đỏa. Phật Mẫu mặc áo
choàng trắng – liên tưởng đến sự hình tượng hóa câu chuyện thần thoại Ấn Độ về
loại quần áo được dệt bằng sợi làm bằng đá, chỉ được tẩy sạch bằng lửa. Phật Mẫu
Pandaravasini thể hiện bản chất của lửa là tiêu hủy mọi thứ và cũng là kết quả
của quá trình tiêu hủy, sự tịnh hóa, lòng đại bi vẹn toàn. Tiến trình trọn vẹn
của trí đại bi có ánh sáng và nhịp điệu, nó có trí huệ sâu sắc và sự hiệu quả sắc
nét, và nó có bản chất tịnh hóa của vị Phật Mẫu Gita mang áo choàng trắng cũng
như bản chất soi sáng đến vô tận của Phật A Di Đà. Vị gauri áo trắng nhảy múa
quanh một tử thi, bà muốn dập tắt tiến trình các niệm, cho nên bà ta cầm một
tích trượng làm bằng thi thể một đứa bé. Thông thường, một thi thể tượng trưng
trạng thái vô ký căn bản của chúng sanh; một thi thể đã không còn sống là một
thể không còn những niệm được khởi lên nữa, chẳng có niệm thiện, niệm ác – đó
là trạng thái bất nhị của tâm. Cùng lúc, có ánh sáng trắng êm dịu của chư thiên
cũng sẽ hướng về con. Vào ngày thứ hai, một ánh sáng trắng, thành phần tinh khiết
của nước sẽ chiếu sáng. Ánh sáng trắng của sắc uẩn trong tánh thanh tịnh căn bản
của nó là Đại Viên Cảnh Trí (trí huệ giống như cái gương), thứ ánh sáng trắng
chói chang, quang minh, trong suốt, từ tim của Phật Kim Cương Tát Đỏa. Pháp giới
thể tánh trí, đó là một tấm vải đan bằng các tia ánh sáng trắng quang minh, rực
rỡ đáng kinh ngạc, từ tim của đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Pháp giới thể tánh trí, đó
là một tấm vải đan bằng các tia ánh sáng trắng quang minh, rực rỡ đáng kinh ngạc,
từ tim của đức Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nơi tìm ra đá:
Arsenopyrite
có thể được tìm thấy ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, và một
số quốc gia khác.
Lời cảm ơn: bài viết có sự đóng góp tài liệu và công sức của nhiều đồng
nghiệp: tiến sĩ Jean-Jacques Rousselle (Pháp), nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ
(tp.HCM), nhà sưu tập Trương Quốc Tùng (Hà Nội), nhà sưu tập Phan Tuấn (Biên
Hòa), dược sĩ Phạm Hoàng Giang (Cần Thơ), nhà sưu tập Lạc Quân Hy.
0 Comments