Boracite
方硼石: Bàng Bằng Thạch
Dẫn Nhập: Thạch Lý Học, hoặc Thạch Lý Trị Liệu, Thạch Học Trị Liệu dịch từ chữ Lithotherapy, nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ. Lithotherapy phân thành Litho đến từ chữ ‘λίθος’ [litʰos] có nghĩa là đá, therapy đến từ chữ ‘θεραπεύω’ [tʰɛrapɛuʷɔ] tức là chữa trị, lithotherapy tức là chữa trị bệnh bằng liệu pháp tiếp xúc với đá ở ngoài da. Lithotherapy là một môn cận khoa học, nó xuất phát từ nền lý luận huyền học và thần bí học. Mặc dù có nhiều chứng minh về hiệu lực cũng như khả năng của nó, đã được ứng dụng từ lâu trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, nhưng nó vẫn bị bao quanh bởi bức màn bí mật của những điều thần kỳ giống như nền Đông Y của người Trung Quốc hay Nam Y của người Việt Nam. Bài khảo cứu này sẽ đặc biệt trình bày về những lý luận căn bản trong Thạch Lý Học đối với Boracite, nằm trong chuỗi khảo cứu, viết riêng cho tuần báo UNESCO.
Giới thiệu về đá Boracite được đặt tên theo cách ám chỉ thành phần, có chứa Boron.
Giới thiệu về các thuyết: Giá trị thạch lý học của Boracite được trình bày thành các thuyết cơ bản: thuyết Bản mệnh (Natal Stones), thuyết Quang Lý Học (Chromotherapy),thuyết Linh Khí (Reiki), thuyết Luân Xa (Chakra), thuyết Vi Lượng Trị Liệu (Oligotherapy), thuyết Tứ Trụ (Sìzhù), thuyết Hài Hòa Bộ Tám (Law of Octaves), thuyết Thái Lặc Mã (Thelema), thuyết Chiêm Tinh Học (Astrology), thuyết Hoa Giáp (Hwangap), thuyết Phật Giáo Mật Tông, thuyết Khí Tiết (Qìjié).
Thuyết bản mệnh Phương Đông người ta căn cứ vào địa chi của tháng
sinh, theo như sau: Tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng
4 là Tỵ, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng
9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 12 là Sửu, cùng phối hợp với
ngũ hành của tháng để chia màu sắc đá, như sau: Dần Mão thuộc Mộc (ứng dùng đá
có tông màu lục, lam, dương), Tị Ngọ thuộc Hỏa (ứng dùng đá có tông màu cam đỏ
hồng), Thân Dậu thuộc Kim (ứng dùng đá có tông màu trắng, xám, ánh bạc), Tý Hợi
thuộc Thủy (ứng dùng đá có tông màu đen, chàm, tím), Thìn Mùi Tuất Sửu thuộc Thổ
(ứng dùng đá có tông màu vàng, trong, ánh kim). Và theo đó, Thuyết Bản Mệnh
phương đông xếp loại đá này vào năm Bính Thân, thuộc Hỏa Cục, về Dương Phần.
Thích hợp cho người nữ/nam, sinh năm Bính Thân sử dụng. Về tháng bản mệnh, đá
này màu xanh lục, thuộc về hành mộc, ứng về tháng Dần và Mão, tức tháng 1, 2.
Thuyết Bản Mệnh phương tây được định nghĩa theo tháng như sau: tháng một
màu đỏ cam, tháng hai màu tím tươi, tháng ba màu xanh lam, tháng tư màu trắng
trong, tháng năm màu lục đen, tháng sáu màu trắng đục, tháng bảy màu đỏ tươi,
tháng tám màu xanh chuối, tháng chín màu xanh lá, tháng mười màu đen, tháng mười
một màu vàng, tháng mười hai màu chàm. Thuyết Bản Mệnh phương tây được định
nghĩa theo hoàng đạo như sau: Bạch Dương màu xanh đen, Kim Ngưu màu xanh dương
đậm, Song Tử màu trắng trong, Cự Giải màu xanh lá mạ, Sư Tử màu đen, Xử Nữ màu
cam, Thiên Bình màu lục nhạt, Thiên Yết màu lam, Nhân Mã màu vàng, Ma Kết màu đỏ
tươi, Bảo Bình màu đỏ sậm, Song Ngư màu tím. Đá này màu xanh lục được xếp vào
loại đá bản mệnh của tháng chín, mùa thu và xếp vào đá bản mệnh của cung Cự Giải,
thuộc hệ nước. Vì vậy, những ai sinh vào giữa 22 tháng 6 đến 22 tháng 7 hằng
năm, hoặc vào tháng 7 thì được xem là có lợi khi đeo loại đá này.
Theo
thuyết Quang Lý học thì đá Boracite có màu xanh lá. Ý nghĩa của màu sắc này được
biểu hiện ở các nên văn hóa khác nhau. Ở Ai Cập Cổ đại, màu xanh lá cây biểu tượng
cho sự tái tạo và hồi sinh, các vụ mùa bị lụt bởi lũ từ sông Nile hàng năm. Đối
với những bức ảnh trên giấy hoặc trong các lăng mộ, các nghệ nhân Ai Cập đã sử
dụng Malachit – Khổng Tước thạch, nghiền mịn được khai thác ở phía tây Sinai và
vùng sa mạc phía Đông. Một bức tranh với màu sơn từ Malachit đã được tìm thấy
trong mộ của vua Tutankhamun. Họ sử dụng bột màu xanh lục được trộn từ đất
vàng với Azurit mà xanh dương ít tốn kém hơn. Ở Hy Lạp Cổ đại, màu lục và màu
lam đôi khi được gọi là cùng màu, vì vậy, cùng một từ, lúc miêu tả sắc của biển,
lúc thì miêu tả màu của cây. Nhà Triếc học Democritus đã mô tả hai loại rau
xanh khác nhau: Cloron màu xanh lục nhạt và Prasinon màu xanh lục. Aristotle
cho rằng màu xanh lục được đặt giữa màu đen – tượng trưng cho đất, và màu trắng
tượng trưng cho nước. Tuy nhiên, màu xanh lá không được tính trong bốn màu cổ
điển của Hy Lạp – gồm đỏ, vàng, đen và trắng; nó cũng hiếm khi được tìm thấy
trong nghệ thuật Hy Lạp. Người La Mã đã đánh giá màu xanh lá cây cao hơn. Nó là
màu sắc của Venus – vị thần của những khu vườn, hoa màu và vườn nho. Họ cũng
tìm ra đất có sắc tố lục, được sử dụng rộng rãi cho những bức tường ở Pompeii,
Herculaneum, Lyon, Vasion-la-Romanie và các thành phố La Mã khác. Họ cũng dùng
chất nhuộm màu lục được làm bằng cách ngâm các đĩa đồng vào rượu lên men. Vào
thế kỉ II sau Công nguyên, người La Mã đã sử dụng màu xanh lá cây trong tranh
giấy, tranh khảm và thủy tinh. Có đến mười từ khác nhau trong bảng chữ Latin
dùng miêu tả nhóm màu xanh lá. Màu Xanh Lục đại diện cho giá trị của sinh sản
và phát triển. Loại đá mang màu lục được cho là tăng cường khả năng sinh sản, phát
triển, sự phì nhiêu và màu mỡ. Loại đá đó có tác dụng phát triển dành cho những
người yếu về sinh lực và sinh lý, dành cho bà mẹ đang có thai hoặc trẻ nhỏ còi
cọc. Nó cũng là hòn đá dành cho người hộ sinh, hoặc cách ngành chăm sóc sức khỏe,
khoa sản.
Thuyết
Thelema cho rằng đá Boracite thuộc Sepherot Netzach (tiếng Hebrew: נצח,
"vĩnh hằng") là thứ bảy trong mười Sefirot trong hệ thống thần bí của
người Do thái ở Kabbalah. Nó nằm bên dưới Chesed ('lòng từ bi'), ở dưới
"trụ cột của tình thương" bao gồm Chochmah ('sự khôn ngoan'). Netzach
thường dịch sang 'vĩnh cửu', và trong bối cảnh của sự thần bí thường đề cập đến
'vĩnh cửu', 'chiến thắng' hoặc 'sự bền bỉ'. Netzach (Hebrew נצח) truyền đạt ý
tưởng về sự đau khổ, sức mạnh, sự bền bỉ để hoàn thành hoặc kiên nhẫn. Chữ này
xuất hiện tám lần trong thánh thư Hebrew và các chỉ dẫn của nguồn gốc rễ נצח từ
gốc xuất hiện hơn 40 lần trong văn bản Do Thái. Netzach là "sự bền bỉ",
sự dũng cảm, và sự kiên nhẫn để theo đuổi những niềm đam mê của bạn. Nó được kết
hợp với Hod như là các thuộc tính chính xác liên quan đến sự tương tác nhóm, với
Netzach là lãnh đạo, khả năng tập hợp những người khác vào một mục đích và động
viên họ hành động; trong khi Hod là thành viên, khả năng thực hiện bước đi cần
thiết để theo dõi qua các ý tưởng và làm cho chúng thành hiện thực. Netzach được
xác định như chân phải khi Cây Sự Sống được miêu tả trên hình dạng con người,
trong khi Hod là chân trái. Biểu tượng thiên thần của Netzach là Elohim,
Archangel cai quản là Haniel.
Thuyết Chakra cho rằng loại đá
này thuộc Chakra Anahata (tiếng Phạn: अनाहत, IAST: Anāhata, tiếng Anh:
"unstruck") hay chakra tim là chakra chính thứ tư, theo Hindu Yogic,
Shakta và truyền thống Tantric Phật giáo. Trong tiếng Phạn, anahata có nghĩa là
"không hề hấn gì, không làm phiền, và không bị đánh bại".
Anahata Nad đề cập đến khái niệm
Vedic về âm thanh không bị xáo trộn (âm thanh của vương quốc thiên thần).
Anahata có liên quan đến sự cân bằng, bình tĩnh và thanh thản. Thần của Anahata
là Chúa Aadi Shakti.Trong tiếng Phạn Anahata có nghĩa là "âm thanh được tạo
ra mà không chạm vào hai phần" và đồng thời nó có nghĩa là "tinh khiết"
hoặc "sạch sẽ, không gỉ". Tên này của chakra biểu thị trạng thái tươi
mới trạng thái khia xuất hiện chúng ta có thể tách ra và nhìn vào những trải
nghiệm khác nhau và dường như mâu thuẫn của cuộc sống với một trạng thái
cởi mở (sự mở rộng). Thông thường chúng ta được sử dụng là một hiệu ứng được tạo
ra bởi sự đối đầu của hai lực lượng đối diện. Ở cấp độ chakra Anahata xuất hiện
khả năng tích hợp hai lực đối lập và theo cách này để đạt được hiệu quả (âm
thanh, trong trường hợp này), mà không có hai lực lượng phải đương đầu nhau (mà
không chạm vào hai phần). Năng lượng này đặc biệt cho sự hợp tác và hội nhập,
mang lại hòa bình và một viễn cảnh mới trong một thế giới, cho đến cấp độ này
(chỉ xem xét các năng lực đặc trưng cho ba lực lượng trung tâm đầu tiên:
Muladhara, Swasdhistana và Manipura)chỉ tạo ra ít hay nhiều sự đối đầu ý thức
giữa các lực lượng đối lập. Trên thực tế, tên Anahata cho thấy hiệu quả hiệp lực
của sự tương tác của năng lượng ở cấp độ này. Trong bindu (hoặc dấu chấm) phía
trên âm tiết là vị thần Isha. Isha có màu trắng sáng hoặc màu xanh lam. Ông có
một hoặc năm khuôn mặt, với ba mắt trên mỗi mặt. Ông ta có thể có hai, bốn hoặc
mười cánh tay. Ông ta được mặc đồ da hổ, giữ một cái đinh ba và trống, ban phép
lành, và xua tan nỗi sợ hãi. Shakti của anh ấy là Kakini, người màu vàng sáng
hoặc màu hồng. Cô có một số biến thể: một, ba hoặc sáu khuôn mặt; hai hoặc bốn
cánh tay; và giữ một loạt các dụng cụ (đôi khi là một thanh kiếm, lá chắn, hộp
sọ hoặc tam giác). Cô ngồi trên hoa sen đỏ. Mười hai cánh hoa đỏ được khắc với
âm tiết kam, kham, gam, gham, ngam, cham, chham, jam, jham, nyam, tam và tham
trong tiếng Phạn. Chúng ứng với sự tò mò của dục vọng, gian lận, bấp bênh, ăn
năn, hy vọng, lo lắng, khao khát, vô tư, kiêu căng, năng lực, phân biệt và
thách thức. Ngay phía dưới Anahata (ở đám rối
dương hay cụm dây thần kinh ở bụng hoặc đôi khi ở gần bên trái của cơ thể) là một
chakra nhỏ gọi là Hrit (hay Hridaya, "tim"), với tám cánh hoa. Nó có
ba khu vực: một vùng mặt trời màu đỏ, trong đó là một vùng mặt trăng màu trắng,
bên trong nữa có một vùng lửa màu đỏ đậm. Trong tâm là cây ước nguyện màu đỏ,
kalpa taru, tượng trưng cho khả năng biểu lộ điều mong muốn xảy ra trên thế giới.Chakra
Hrit đôi khi được biết đến với tên chakra Surya (mặt trời), nằm ở vị trí nhỏ
không đáng kể phía dưới bên trái của tim. Vai trò của nó là hấp thụ năng lượng
từ mặt trời và cung cấp nhiệt cho cơ thể và các chakra khác (đối với Manipura
nói riêng, nó cung cấp cho Agni '(lửa). Anahata được cho là gần tim. Do liên kết
với xúc giác (giác quan) và hành động, nó liên quan đến da và bàn tay. Trong
các tantra (hệ thống) cao (Tantra Anuttarayoga của các trường phái Sarma) hoặc
các Tantra (hệ thống) bên trong của trường phái Nyingma, người học viên cố gắng
giải tán hơi thở và hạ xuống kênh trung tâm ở cấp độ của trái tim để trải nghiệm
Yoga của Ánh sáng; đây là một thực hành của Sáu Yogas của Naropa. Trong Phật
giáo Tây Tạng có chakra, Fire Wheel, ở phía trên tim và dưới cổ họng.
Đá Boracite có màu lục, theo thuyết Phật giáo Mật tông là bổn sắc của Bất Không Thành Tựu
Như Lai (Amoghasiddhi). Ngài là sự chuyển hóa của sự ganh tỵ thành sự kham nhẫn.
Màu lục đại diện cho uy đức tướng ứng với đầu. Đeo Boracite sẽ được Bất Không Thành Tựu Như
Lai Phật hộ trì, hỗ trợ về cơ thể và sự uy đức. Vì đây cũng là màu của cõi súc
sanh, đá Boracite được
coi là bùa hộ về xúc dục, giúp thoát khỏi các nguy hiểm về xúc dục thông qua vị
phật uy đức. Tử thư nhắc đến màu lục như biểu hiện cho sự kham nhẫn, uy đức, đồng
thời sự tham lam. Tử Thư Tây Tạng viết rằng: Vào ngày thứ năm, có bộ Nghiệp, tức
là tính chất tinh khiết của không khí hay gió. Nó có màu xanh lá cây, màu của
ganh tỵ. Từ cõi Các Hành Vi Tích Tựu (Realm of Accumulated Actions), Phật xuất
hiện. Bộ Nghiệp được kết hợp với hành vi, sự thành tựu và tính hiệu quả. Nó có
quyền lực mãnh liệt và không có gì chịu đựng nổi trong cung cách của nó cho nên
nó được coi như có tính chất triệt phá. Phật Bất Không Thành Tựu mang ý nghĩa
thành tựu mọi hành vi, mọi quyền lực. Vào ngày thứ năm, một thứ ánh sáng xanh
lá cây, đó là yếu tố tinh khiết của không khí, sẽ chiếu sáng và đồng thời đức
Phật Bất Không Thành Tựu, vị đứng đầu của nhóm từ cõi phương Bắc màu xanh lá
cây, cõi Những Hành Động Tích Tập sẽ xuất hiện trước mặt con. Thân ngài màu
xanh lá cây, ngài cầm một kim cương sử đôi trong tay và ngồi trên ngai các thần
điêu Ca-lâu-la (shangshang birds) bay lượn trên bầu trời. Những người không
kham nhẫn, hay hung hăn, tham lam, muốn được kiềm hãm, cần mang loại đá có màu
lục để được giải trừ.
Theo thuyết Reki thì đá Boracite trong hành Mộc và thuộc vào Kinh Túc Quyết Âm Can, Kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Kinh Túc Quyết Âm Can liên
quan đến bệnh đầu đau, đầu váng, mắt hoa, nhìn không rõ, tai ù, sốt cao,
có thể co giật, tiểu dầm, tiểu không lợi, ngực tức, nôn nấc, bụng trên đau, da
vàng, tiêu lỏng, họng như bị tắc, thoát vị, bụng dưới đau, ở hệ sinh dục, bàng
quang, ruột, ngực, sườn, mắt. Ví dụ như huyệt Lãi Câu (Huyệt Lạc nối với kinh thiếu dương Đởm)
có tác dụng đến đau cẳng chân, đai khó, đau tinh hoàn, kinh nguyệt không đều,
khí hư, băng huyết; huyệt Trung Đô (Huyệt Khích) có tác dụng đến đau bụng dưới, sưng tinh hoàn, băng huyết, viêm bàng
quang cấp, tiểu khó, tiểu buốt; huyệt Tất Quan có tác dụng đau mặt trong khớp gối,
mặt trong cẳng chân; huyệt Khúc Tuyền (Huyệt Hợp thuộc Thủy) có tác dụng
đau mặt trong khớp gối, mặt trong đùi, đau sưng tinh hoàn, đau dương vật hoặc
âm hộ, đau bụng dưới, tiểu khó, hoa mắt, đau mắt; huyệt
Âm Bao có tác dụng liên quan đến đau thắt lưng, đau bụng dưới, kinh nguyệt
không đều, tiểu tiện khó. Kinh
Túc Thiếu Dương Đởm liên quan đến bệnh Sốt rét, điếc,
đau đầu, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau, nách sưng, lao hạch, khớp háng
và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ tư vận động
khó, Cạnh sườn đau, ngực đau, mồm đắng, nôn, Ở đầu, mặt, tai, mũi, họng, ngực,
sườn, sốt. Ví dụ như huyệt Đổng Tử Liêu (Hội của
kinh Thiếu dương ở tay, chân và Thái dương ở tay) có tác dụng liên quan dến đau
đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt; đau đầu, thiên đầu thống; huyệt Thính Hội có tác dụng
liên quan đến ù tai, điếc tai, đau răng,
đau khớp hàm; huyệt Thượng Quan
(Hội của kinh Thiếu dương ở tay, chân và kinh Dương minh ở tay) có tác dụng
liên quan đến đau đầu, ù tai, điếc tai, đau
răng, liệt mặt; huyệt Hàm Yến
(Hội của kinh Thái dương ở tay, chân và kinh Dương minh ở chân) có tác dụng
liên quan đến đau nửa đầu, hoa mắt, đau khóe mắt
ngoài, ù tai. Ví dụ như huyệt Thiên Xung (Hội của
kinh Thiếu dương và kinh Thái dương ở chân) có tác dụng liên quan đến đau đầu,
Sưng lợi răng; huyệt Phù Bạch (Hội
của kinh Thiếu dương và Thái dương ở chân) có tác dụng liên quan đến đau đầu, ù
tai, điếc tai; huyệt Khiếu Âm (Hội
của kinh Thiếu dương ở tay, chân và kinh Thái dương ở chân) có tác dụng liên
quan đến đau đầu và gáy, nhức tai, ù tai, điếc tai; huyệt Hoàn Cốt (Hội của kinh Thiếu dương và Thái dương ở chân) có
tác dụng liên quan đến đau đầu, đau cứng cổ gáy, sưng má, đau răng, liệt mặt,
đau họng. Ví dụ như huyệt Phong Trì (Hội của
kinh Thiếu dương ở tay, chân và mạch Dương duy) có tác dụng liên quan đến đau cứng
cổ gáy, đau nửa đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt, ù tai, đau vai; huyệt Kiên Tỉnh (Hội của kinh Thiếu
dương ở tay, chân với kinh Dương minh ở chân và mạch Dương duy) có tác dụng
liên quan đến đau cứng cổ gáy, đau vai lưng trên, đau đầu, đau tay không giơ
lên được, thiếu sữa, tắc tia sữa, đau vú, trúng phong; huyệt Uyển Dịch có tác dụng liên quan đến
đau sườn, sưng dưới nách; huyệt Triếp Cân (Hội của kinh Thái
dương và kinh Thiếu dương ở chân) có tác dụng liên quan đến ngực đầy tức, hen
suyễn, nôn, ợ chua.
Thuyết
Khí Tiết cho rằng người có mệnh cục Hỏa (sinh vào ngày Bính-Đinh, Tỵ-Ngọ) gặp
vào những ngày thuộc hành Thủy (như các ngày Nhâm-Quý, Tý-Hợi) thì bởi Thủy khắc
Hỏa, sinh ra bệnh ở Ruột Tim, biểu hiện ở tiểu tràng và tâm kinh: câm đau miệng,
co giật ngưng mủ, đậu mùa, ung nhọt, ghẻ lở, mặt đỏ, nóng nảy. Sách mệnh lý
nói: mắt mờ, do Hỏa bị Thủy khắc chế, phải lấy Mộc giải độc, Boracite thuộc Mộc,
có tác dụng tốt cho thể trạng người Hỏa Cục (Mộc sinh Hỏa), nhất là vào những
ngày Thủy thịnh (Nhâm-Quý, Tý-Hợi) và các tháng hành Thủy như tháng mười và mười
một. Người đeo đá Boracite, có thể dùng Mộc khắc chế được Thủy hại.
Theo thuyết Can Chi Tứ Trụ, đá
Boracite thuộc mệnh Mộc rất hạp với mệnh Hỏa sinh vào mùa thu. Hỏa mùa thu phần
lớn là thân yếu, cần có Mộc sinh mới có thể thịnh vượng, chuyển nguy thành yên
bình đồng thời đạt được tài lợi, sẽ không bị khốn đốn. Nếu thân yếu không có Ấn
lại gặp Thủy khắc sẽ khó tránh nguy cơ bị tiêu trừ, cơ thể không khỏe mạnh, thậm
chí mất mạng. Nếu là Hỏa mùa thu có thân yếu lại gặp Thổ hao tiết, khó sáng và
không thể phát huy tài hoa, vất vả cả đời. Nếu thân yếu lại gặp Kim đến tiết
hao phần lớn là vất vả, nhiều thất bại, ít thành công, kinh tế khó khăn, nghèo
khổ lao đao. Đá ngọc thuộc mệnh Mộc cũng rất hạp với Hỏa sinh mùa đông. Hỏa mùa
đông phần lớn là thân yếu, cần có Mộc sinh, nếu không Thủy vượng sẽ tiêu diệt Hỏa,
mãi mãi khó có thể đứng dậy. Hỏa mùa đông thân yếu có Hỏa đến giúp thì Tỷ Kiếp
khác Tài tinh, có thể nhìn thấy tiền tài phát triển thịnh vượng, nhưng duyên với
vợ bạc, quan hệ không thân mật, hoặc vợ có tình trạng sức khỏe không tốt. Nếu
chỉ có Tỷ Kiếp mà không có Tài, đại diện cho vận thế thuận lợi, không có lợi
ích thực tế. Đá ngọc thuộc mệnh Mộc cũng rất hạp với mệnh Thủy sinh mùa thu. Thủy
của mùa thu, vì Kim tư lệnh đương quyền, do đó Kim Thủy tương sinh, mẹ vượng
con tướng. Mộc thịnh vượng thì sẽ tiết hao nguyên khí của Thủy, nhưng con cái sẽ
hiển vinh.
Thuyết
Ngũ Hành Can Chi cho rằng Boracite thuộc về Mộc (xanh lam) phối Thổ (cân), tức
Mộc Cục. Do đó, Boracite giúp khắc chế các bản mệnh Thủy – Hỏa như Nhâm Ngọ,
Quý Tỵ, Bính Tý, Đinh Hợi, vì vậy, những bản mệnh trên có lợi khi đeo loại ngọc
này. Boracite cũng phù trợ cho các bản mệnh thuộc Hỏa (Mộc sinh Hỏa), gồm mệnh
thuộc Hỏa Mộc và thuần Hỏa: Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Ngọ, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh
Tỵ, các bản mệnh này có lợi khi tiếp xúc với loại ngọc này.
Dựa trên thuyết Orthotherabi và
công thức cấu tạo của đá Boracite (Mg3(B7O13)Cl)
gồm: Nguyên tố Magnesium (Mg) có số hiệu nguyên tử là 12, chiếm tỉ trọng cơ thể
là 500x10-4 và khối lượng trung bình 0.019kg đạt tỷ lệ nguyên tố là
0.007% trong cơ thể người. Tác động vừa tích cực cho sức khỏe do Magnesium là
nguyên tố chủ đạo của xương và phần cứng trong cơ thể. Tác dụng lên hệ xương,
chiều cao, sự vận động và phục hồi xương. Được coi là có tác dụng tốt cho chứng
gãy xương, hay tăng chiều cao ở trẻ em. Được sử dụng nhiều cho các vận động
viên, hoặc các ngành nghề cơ bắp. Nguyên tố Boron (B) số hiệu nguyên tử là 5, tỉ
trọng cơ thể là 690×10-7, khối lượng trung bình 0.000018kg, tỷ lệ
nguyên tố là 0.000003% trong không khí, Các hợp chất
bo được sử dụng như thành phần trong các màng thấm đường, phần tử nhạy
cacbonhiđrat và tiếp hợp sinh học. Các ứng dụng sinh học được nghiên cứu bao gồm
liệu pháp giữ nơtron bằng bo và phân phối thuốc trong cơ thể. Các hợp chất khác
của bo có hứa hẹn trong điều trị bệnh viêm khớp, Ung thư. Nguyên tố
Oxygen (O) có số nguyên tử là 8, chiếm tỉ trọng trong cơ thể người là 0.65.
Thành phần của nguyên tố này trong cơ thể trung bình là 43kg chiếm tỷ lệ là
24%. Tác động đến sức khỏe và sự sống của hầu hết các loài động thực vật trên
thế giới.
Dựa trên công thức hóa học của
đá Boracite, theo thuyết Hài Hòa Bộ Tám loại đá
này mang yếu tố của hỏa tinh với nguyên tố chủ đạo là nguyên tố Lửa. Vì vậy nó
tác động lên hệ sinh dục, bộ phận sinh dục, tuyến thượng thận. Có tác dụng hỗ
trợ trị liệu cho các bệnh liên quan đến tình dục như yếu sinh lý, liệt dương,
khoái cảm kém nhằm tăng cường sinh lực tình dục. Nó còn giúp tăng cường ý chí
và tư tưởng, đặc biệt là sự tham vọng, đầy năng lượng, đam mê, nam tính, hành động,
kỷ luật, lòng nhiệt huyết, nhiệt tình trong tình dục... nhấn mạnh yếu tố ý chí.
Về mặt tinh thần, loại đá này được cho là trấn giữ các mối quan hệ của nhà
chiêm tinh thứ 3 và 10: anh em, bà con (nhà Fratres); chức vụ, nhiệm (nhà
Regnum). Dành hỗ trợ cho những người có mối quan hệ đã nêu không được suông sẻ
để cải thiện tình hình. Thuyết của Dante Alighieri, cho rằng yếu tố hỏa tinh bảo
trợ về toán và suy luận nói chung (Dante Alighieri). Dành cho những người làm
trong lĩnh vực liên quan đến tính toán như các ngành toán, vật lý, kỹ sư, cơ giới,
thủ quỹ, thủ kho, buôn bán, kế toán....
Thuyết
Bát Quái Kinh Dịch dựa vào hình thái tinh hệ của tinh thể gồm tám loại, được
phân định thành tám quái thuộc nội quái trong kinh dịch. Cụ thể theo
Thông Thiên Học: Lập Phương (cubic - isometric) ứng Càn , Tứ Phương (tetragonal)
ứng Chấn, Tam Phương (rhombohedral) ứng Ly, Lục Phương (hexagonal -
trigonal) ứng Đoài, Tam Tà (triclinic) ứng Cấn, Đơn Tà (monoclinic) ứng Khảm,
Chánh Giao (orthorhombic) ứng Tốn, Phi Tinh (noncrystallinic) ứng Khôn. Ts
Hoàng Thế Ngữ (sách đã dẫn) tương ứng khác: Lập Phương ứng Càn, Tam Tà ứng
Đoài, Chánh Giao ứng Chấn, Đơn Tà ứng Cấn, Tam Phương-Tứ Phương-Lục Phương ứng
Khôn, Phi Tinh-Ẩn Tinh ứng Ly Tốn Khảm. Ở đây chỉ trình bày thuyết của Thông
Thiên Học. Dựa vào màu sắc của tinh thể gồm tám màu, ứng với tám quái thuộc ngoại
quái trong kinh dịch. Có ba thuyết chính, đều nêu ra ở đây. Cụ thể thuyết thứ
nhất được trình bày trong I-ching: Binary Numbers, Astrology, And Chakras, dựa
trên thứ tự sinh khởi bát quái: Càn ứng trắng, Đoài ứng tím, Ly ứng lam, Chấn ứng
lục, Tốn ứng vàng, Khảm ứng cam, Cấn ứng đỏ, Khôn ứng đen. Thuyết thứ hai do
D.H. Van den Berghe đề xuất dựa trên ngũ hành ứng bát quái cho rằng: Càn ứng dương,
Khảm ứng đen, Cấn ứng tím, Chấn ứng lục, Tốn ứng cam, Ly ứng đỏ, Đoài ứng lam, Khôn
ứng vàng. Thuyết thứ ba do Adam Apolo đề xuất dựa trên nghĩa của quái: Càn ứng trắng,
Khôn ứng đen, Ly ứng đỏ, Khảm ứng lam, Cấn ứng lục, Đoài ứng cam, Tốn ứng vàng,
Chấn ứng tím. Ở đây chỉ trình bày dựa trên thuyết thứ nhất.
Từ nội quái và ngoại quái tương ứng với hình dạng và màu sắc của tinh thể, từ
đó tính ra được quái trong 64 quái kinh dịch. Mỗi quái kinh dịch lại ứng một bộ
phận cơ thể theo y lý trong kinh dịch, phân thành 64 phần cơ thể. Đá Boracite
có màu xanh lục tương ứng quẻ ngoại quái Chấn, có tinh hệ Chánh giao tương ứng
quẻ nội quái Tốn, ghép lại chính là quẻ quái số 32: quẻ Lôi Phong Hằng. Quái số
32 ứng với vị trí răng trên cơ thể. Vì vậy, loại đá này được cho là có lợi cho
các bệnh liên quan đến miệng như sâu răng, viêm lợi, nha chu, hôi miệng,…. Quẻ Lôi Phong Hằng có nghĩa Hằng là thường lâu, đạo hằng
có thể hanh thông, hễ thường thường theo giữ đạo ấy mà có thể hanh thông mới là
không đổi. Ví như đấng quân tử thường thường theo giữ điều thiện, đó là cái đạo
có thể thường thường theo giữ; Đạo hằng sở dĩ hanh được, là vì trinh chính, cho
nên nói là “lợi trinh”. Cứng lên mà mềm xuống, sấm gió cùng nhau, nhún mà động,
cứng mềm đều ứng nhau, là quẻ Hằng, người đeo đá này sẽ được các lợi ích như vậy.
Nơi tìm ra đá: Boracite được khai thác một số nơi trên thế giới, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), Châu Âu (Pháp, Đức, Áo,...), Trung Quốc, Úc.
Lời cảm ơn: bài viết có sự đóng góp tài liệu và công sức của nhiều đồng nghiệp: tiến sĩ Jean-Jacques Rousselle (Pháp), nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ (tp.HCM), nhà sưu tập Trương Quốc Tùng (Hà Nội), nhà sưu tập Phan Tuấn (Biên Hòa), dược sĩ Phạm Hoàng Giang (Cần Thơ), nhà sưu tập Lạc Quân Hy (Cần Thơ)
0 Comments